5 cách tăng đề kháng cho trẻ trước thời điểm giao mùa
Giao mùa là thời điểm "nhạy cảm" đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là những bé có sức đề kháng kém. Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường dễ mắc các bệnh về hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, việc củng cố sức đề kháng cho trẻ là rất quan trọng.
Dưới đây là 5 cách đơn giản giúp mẹ tự tin bảo vệ sức khỏe của trẻ trong thời điểm này.
Vì trẻ thường gặp các vấn đề về sức khỏe vào thời điểm giao mùa
Ở Việt Nam, thời điểm giao mùa thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Trong khoảng thời gian này, thời tiết có nhiều biến động, nắng mưa thất thường, không khí hanh khô, độ ẩm thấp, và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn và virus phát triển, gây bệnh cho trẻ nhỏ.
Giao mùa khiến cơ thể trẻ nhạy cảm hơn với môi trường
Hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi, chưa hoàn thiện và chưa kịp thích ứng với các tác nhân bên ngoài. Do đó, trẻ dễ mắc bệnh trong thời gian này. Việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ trước và trong thời điểm giao mùa là cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản.
05 cách giúp cải thiện đề kháng cho trẻ
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Tiêm phòng đầy đủ là cách hiệu quả nhất để xây dựng một sức đề kháng chủ động cho trẻ trong suốt cuộc đời. Trẻ cần được đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi vaccine quan trọng theo chương trình tiêm chủng ở rộng. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé tiêm thêm các loại vaccine để phòng các bệnh nguy hiểm khác như vaccine não mô cầu để phòng viêm màng não, vaccine cúm để phòng cúm mùa, vaccine phế cầu để phòng ngừa viêm phổi.
Tiêm vaccine đúng thời gian sẽ giúp cơ thể trẻ có đủ thời gian sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ trẻ trong thời điểm giao mùa mà còn mang lại sự an tâm cho cả gia đình.
Giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ
Vi khuẩn và virus luôn tồn tại xung quanh chúng ta và có nguy cơ gây bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ. Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh, cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ và môi trường sống xung quanh. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và đồ chơi cho bé là rất cần thiết. Trẻ lớn hơn cũng nên rèn luyện thói quen tự chăm sóc bản thân.
Ngoài ra, trong những ngày thời tiết thay đổi, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ họng. Đội mũ kín tai và đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài cũng là biện pháp giảm nguy cơ viêm đường hô hấp hiệu quả.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất mà còn là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp lượng kháng thể cần thiết giúp trẻ chống lại nhiều tác nhân gây bệnh. Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất. Bữa ăn của trẻ cần cân đối bốn nhóm dưỡng chất quan trọng: lipid, tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất.
Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cho bé
Ngoài bữa chính, có thể bổ sung cho bé các loại trái cây và nước trái cây, rau củ giàu vitamin và chất xơ, thực phẩm giàu kẽm để củng cố thêm cho hệ miễn dịch của trẻ. Hơn nữa, việc uống đủ nước hàng ngày cũng rất quan trọng. Trẻ từ 6 tháng tuổi đã biết ăn dặm có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây, nhưng nên tránh các loại nước có gas và nước ngọt.
Ngủ đủ giấc và vận động thường xuyên
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc giúp trẻ phục hồi cơ thể, thúc đẩy hoạt động của tế bào lympho T, từ đó cải thiện sức đề kháng. Cha mẹ cần giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giấc. Tránh cho trẻ ăn no quá trước khi ngủ và hạn chế vận động mạnh để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
Song song với giấc ngủ, các hoạt động thể chất cũng rất cần thiết. Vận động giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng, và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bên ngoài. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể thao phù hợp với độ tuổi.
Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Đối với trẻ có sức đề kháng kém hoặc thường xuyên ốm vặt, mẹ nên chủ động bổ sung các sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Những sản phẩm này thường có nguồn gốc tự nhiên, chứa các thảo dược có tác dụng tăng cường sức đề kháng toàn thân cho trẻ. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể bổ sung đa dạng các loại vitamin và vi chất cần thiết mà lượng thức ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ... Nhờ đố kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn, giúp cơ thể trẻ có thể chống lại các tác nhân bên ngoài.