Nhiễm trùng đường hô hấp
Cảm lạnh, sưng amidan, viêm họng là những bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân của bệnh là do virus và vi khuẩn tấn công đường hô hấp của trẻ. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ có biểu hiện sưng hạch, chảy nước mũi và ho.
Hãy cho trẻ uống nước ấm thường xuyên, súc miệng bằng nước muối ấm. Không nên cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Phụ huynh hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn.
Đau tai
Đau tai là dấu hiệu của viêm hoặc nhiễm trùng. Trẻ em có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi viêm tai giữa trong khoảng 6 đến 18 tháng. Khi mắc bệnh, trẻ có các triệu chứng đau tai, sốt hoặc hay ngoáy tai, khó ngủ. Nếu cơn đau kéo dài, mất thính lực, gia đình cần đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị.
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai ở trẻ, hãy cho trẻ đi tiêm chủng, đồng thời vệ sinh sạch trước khi tiếp xúc với trẻ. Tránh để bình sữa trên giường, tránh tiếp xúc với khói thuốc và giảm tần suất sử dụng núm vú giả.
Ngất xỉu
Vận động quá sức, vận động dưới trời nắng nóng, hoặc căng thẳng tinh thần có thể khiến trẻ bị ngất xỉu. Cơn ngất xỉu có thể do lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim) hoặc số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu). Nếu trẻ thường xuyên ngất xỉu, hoặc ngất trong thời gian dài, co giật kéo dài hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám.
Gia đình cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và luôn đủ nước. Thường xuyên theo dõi huyết áp của trẻ.
Nhiễm trùng da
Hăm tã hay viêm da tã do da tiếp xúc nhiều lần với tã ướt, viêm da mủ là một bệnh nhiễm trùng da do nấm gây ra. Bệnh có các triệu chứng như da khô, đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ gây rát, khó chịu. Gia đình nên đưa trẻ đến các bác sĩ da liễu để xin ý kiến.
Để phòng tránh bệnh, phụ huynh nên giữ quần áo trẻ sạch, khô, thay tã cho trẻ thường xuyên. Rửa tay trước và sau khi thay tã cho trẻ. Sử dụng tã ít tạo mùi, ít gây hóa chất.
Đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa
Một vấn đề phổ biến khác với trẻ nhỏ là các vấn đề về đường ruột như đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau của trẻ sẽ có các phương thức điều trị khác nhau. Tốt nhất nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn nhạt.
Hãy đảm bảo cho trẻ giữ vệ sinh thân thể tốt và ăn thức ăn nấu ở nhà giàu chất xơ, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, cần tẩy giun cho trẻ thường xuyên để phòng các bệnh nhiễm ký sinh trùng.